kimchinam

Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, tính đến 31/12/2014 có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 17.768 dự án, tổng vốn đăng ký 252.715 tỷ USD. Tuy nhiên, báo cáo của thanh tra Cục thuế trong những năm gần đây cho thấy ngân sách nhà nước hàng năm bị thất thoát không nhỏ từ hành vi chuyển giá trố...

Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, tính đến 31
12
2014 có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 17.768 dự án, tổng vốn đăng ký 252.715 tỷ USD. Tuy nhiên, báo cáo của thanh tra Cục thuế trong những năm gần đây cho thấy ngân sách nhà nước hàng năm bị thất thoát không nhỏ từ hành vi chuyển giá trốn thuế của loại hình doanh nghiệp này. Bài viết khái quát cơ sở lý luận về chuyển giá, các hình thức chuyển giá, các dấu hiệu nhận biết chuyển giá và trình bày thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tình trạng trốn thuế trong và ngoài nước trong năm 2024

Khái niệm

Trốn thuế là (Hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước thông qua việc chủ thể) không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.

Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước.

Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế, ví dụ như bán hàng mà không xuất hoá đơn để giảm doanh thu hay tạo ra những thông tin không có thật như mua hoá đơn để tăng chi phí nhằm khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT,…

Hiện tượng

 Cần phân biệt trốn thuế và tránh thuế. Trốn thuế trong mọi trường hợp là bất hợp pháp và được thực hiện một cách cố ý, bởi người nộp thuế trong khi tránh thuế là việc sử dụng các phương pháp hợp pháp nhằm giảm số tiền thuế phải nộp (Julia Kagan, 2019) - như ghi nhận các khoản khấu trừ hoặc sử dụng lá chắn thuế như khấu hao hay chi phí lãi vay. 

Trốn thuế nhìn chung là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, ảnh hưởng không chỉ Việt Nam mà hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là đề tài cho rất nhiều nghiên cứu với mục đích hiểu được cơ chế, nguyên nhân và tìm ra giải pháp để hạn chế, ngăn chặn tình trạng trốn thuế (bởi vì việc loại trừ hoàn toàn hiện tượng này gần như “bất khả thi”).

Nguyên nhân

Trốn thuế gây ảnh hưởng tiêu cực đến bất kỳ nền kinh tế nào và để ngăn ngừa và chống lại hiện tượng này cần hiểu rõ nguyên nhân của việc trốn thuế. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế, bao gồm:

Thứ nhất, thuế suất càng cao càng tạo ra tâm lý né tránh kê khai thu nhập chịu thuế hay giá tính thuế (đối với thuế nhập khẩu). Điều này tạo ra các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp đa quốc gia nhằm nộp thuế ở những nước có thuế suất thấp hơn hay che giấu các khoản doanh thu, thu nhập thu nhập hoặc ngược lại ghi tăng chi phí đối với các doanh nghiệp khác. Các cá nhân không kê khai các khoản thu nhập không có chứng từ rõ ràng hoặc chỉ mới tạm khấu trừ thuế tại nguồn. Các đơn vị nhập khẩu kê khai giá nhập khẩu thấp hơn giá giao dịch để nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng thấp.

 

Thứ hai, mặc dù liên tục được cải tiến, sửa đổi bổ sung nhưng các luật thuế thuế vẫn còn kẽ hở mà người nộp thuế có thể nhắm vào đó để thực hiện các hành vi gian lận thuế. Hành vi thực hiện nhiều nhất là mua, bán hóa đơn để hợp thức hóa giao dịch; thành lập doanh nghiệp ma để bán hóa đơn sau đó bỏ trốn.

Thứ ba, sự thiếu ý thức của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế: Trình độ của một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là trong việc nắm bắt các quy định, nội dung của các luật thuế. Điều này dẫn đến tình trạng tiếp tay với các hành vi cố ý của các doanh nghiệp trong việc mua bán hàng hóa, sử dụng hóa đơn nhằm trục lợi. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền chính sách thuế của Nhà nước nhìn chung vẫn chưa đến được với mọi tầng lớp dân cư, nên người dân không nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Thứ tư, những hạn chế trong việc quản lý thuế của cơ quan thuế và các đội ngũ thực thi pháp luật khác: Đội ngũ công chức thuế chưa được trang bị đầy đủ về các biện pháp phòng, chống các hiện tượng trốn thuế, nhất là đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra. Một bộ phận cán bộ công chức thuế còn trục lợi, không liêm khiết, thỏa hiệp với người nộp thuế để bỏ qua các hành vi gian lận; chưa có cơ chế phối hợp tốt giữa cơ quan thuế và các cơ quan công an, kiểm toán nhà nước.

Thứ năm, sự tồn tại các giao dịch bằng tiền mặt, cộng với sự nở rộ của các dịch vụ chia sẻ như dịch vụ lưu trú Airbnb hay dịch vụ vận chuyển Grab, các trang thương mại điện tử với nhiều tài khoản kinh doanh như Lazada, Tiki, Shopee, …; các dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google, Yahoo, Youtube … tạo ra nhiều nguy cơ trốn thuế: Các luật thuế hiện tại quy định giao dịch thanh toán dưới 20 triệu đồng có thể dùng tiền mặt thì vẫn được khấu trừ thuế hay tính và chi phí được trừ, nhưng các giao dịch cá nhân như mua bán, chuyển nhượng tài sản, trả thù lao không theo hợp đồng lao động thì rất khó kiểm soát. Các giao dịch chia sẻ có thể không được ghi nhận hoặc xóa bỏ sau khi thực hiện. Doanh thu của các dịch vụ quảng cáo trực tuyến, bán hàng trực tuyến cũng không được khai báo hoặc khai báo không đúng với thực tế, các dữ liệu giao dịch có thể bị sửa đổi hoặc xóa bỏ sau khi thực hiện.

Số doanh nghiệp bị phát hiện trốn thuế

Công ty ASANZO

Chi cục thuế đã phát hiện dấu hiệu sai phạm Tháng 10/2019, Cục Thuế TPHCM đã xử phạt và truy thu 68 tỷ đồng đối với Công ty Asanzo.

Asanzo cũng bị xử phạt với tình tiết tăng nặng là sau khi vi phạm có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm nên mức phạt chính là 26,3 tỷ đồng, bao gồm phạt về hành vi khai sai là 4,9 tỷ đồng, phạt 1,5 lần về hành vi không xuất hóa đơn là 6,3 tỷ đồng, phạt 1,5 lần thuế tiêu thụ đặc biệt là gần 14,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, bị can sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, nhằm mục đích trốn số tiền thuế phải nộp là hơn 15,7 tỷ đồng.  

Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại đầu tư xuất nhập khẩu Việt Trung - Công ty Việt Trung

năm 2017, bị cáo Hoàng Văn Phương thành lập và làm giám đốc Công ty Việt Trung với ngành nghề chính là kinh doanh về dăm gỗ, dăm bào, gỗ cây...

Từ năm 2018 - 2020, Phương thu mua gỗ cây của các doanh nghiệp trồng rừng, mua gỗ tròn cây keo của các hộ dân để chế biến dăm gỗ.

Để có hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào khống, thực hiện hành vi trốn thuế cho Công ty Việt Trung, Phương thành lập thêm 6 công ty, nhờ người thân, quen đứng tên giám đốc.

Cơ quan xác định rằng 6 công ty này không hoạt động mà lập ra với mục đích phát hành hóa đơn tạo chi phí đầu vào khống cho Công ty Việt Trung.

Viện Kiểm sát xác định, từ năm 2018 - 2019, Công ty Trường Thành và Công ty Phú Hưng Lạc Thủy (công ty do Phương thành lập) đã xuất bán khống 288 hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty Việt Trung với tổng số tiền hơn 708 tỷ đồng.

Hỗ trợ viên

0962880789 ok.minhselamduoc@gmail.com