Demo - Hệ thống thông tin đo lường sự nhiệt tình của nhân viên DbeMis
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 06-09-2024 Thầy Hoàng Văn Thinh
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” là triết lí ra đời của Hệ thống thông tin đo lường sự nhiệt tình của nhân viên - DbeMis do thầy Hoàng Văn Thinh viết nên dựa vào Phương pháp KPT, SWOT để thu thập thông tin. Phân loại và xử lí đo lường sự nhiệt tình của nhân viên theo tháp Maslow và thuyết X,Y của Douglas Mc Gregor. Nội dung được thực hiện thông qua Google Form, phân loại và xử lí thông qua Google Sheet.
TẠI SAO LẠI SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐO LƯỜNG SỰ NHIỆT TÌNH CỦA NHÂN VIÊN - DBEMIS:
Bạn hãy xem vấn đề của bạn có giống Nỗi đau của chủ doanh nghiệp, trưởng nhóm/bộ phận được mô tả dưới đây không nhé:
- Tốn thời gian tổ chức các cuộc họp nhằm tìm ra giải pháp nhưng không thu được kết quả như mong đợi? (có quá ít hoặc không có giải pháp chất lượng)
- Bạn có cảm giác một mình mình gách vác công việc cho cả đội, cả nhóm, cả cơ quan. Mình không tác động, mọi chuyện cảm giác như đứng yên.
- Có quá nhiều vấn đề cần cải thiện, nhưng không có ai làm được điều đó.
- Nhân sự thừa thãi, nhân tài lặn tăm. Chỉ thấy nói mà không thấy làm, làm mà không hiệu quả, chất lượng công việc không cao. Tinh thần trách nhiệm, tự giác thì không có.
- Nhân tài còn sợ bị trả thù riêng khi tham gia đóng góp ý kiến.
- Nhân sự không nắm rõ quan điểm, sứ mệnh của đơn vị mình.
Nếu đơn vị/đội nhóm bạn đang quy tụ các nỗi đau trên tức là lúc bạn cần nghiên cứu ứng dụng DbeMis - Hệ thống thông tin đo lường sự nhiệt tình của nhân viên
ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ
Vì sự phát triển của trường, Bạn hãy lựa chọn nội dung cần đóng góp theo đường link dưới đây. Chúng tôi đảm bảo thông tin của nguồn đóng góp sẽ được bảo mật và nó chỉ được sử dụng để ghi nhận thành tích cho chỉ tiêu thưởng định kì của đơn vị.
Góp ý cấp độ 1: Để đóng góp ý kiến những gì các bộ phận trong trường đã làm, sẽ làm, vui lòng bấm vào đây
Nội dung đóng góp gồm:
1. Điều hay, bộ phận đã làm được, cần giữ lại
2. Điều hay, bộ phận chưa làm được, cần cải thiện
3. Những điều cần xem xét loại bỏ
4. Những điều cần xem xét, cải thiện
5. Để cải tiến, cải thiện vấn đề thì phải làm thế nào?
6. Cần phải làm gì thêm để giải quyết vấn đề nào đó?
- Để hiểu hơn về phương pháp KPT nối tiếng của Nhật Bản về nâng cao hiểu quả làm việc nhóm, vui lòng bấm vào đây
- Để đăng kí tham gia góp ý qua kênh KPT, vui lòng bấm vào đây (động tác này nhằm cung cấp cho cán bộ, giảng viên quyền truy cập dữ liệu nội dung vấn đề): (đang cập nhật)
- Để đăng kí tham gia tập huấn vận hành về KPT, vui lòng bấm vào đây (đang cập nhật)
- Để xem danh sách những vấn đề đã được cán bộ/giảng viên khác đề cập, vui lòng bấm vào đây (chỉ những cán bộ, giảng viên đã đăng kí tham gia góp ý qua kênh KPT ở trên)
Góp ý cấp độ 2: Sau khi xem danh sách các vấn đề đã ghi trong ô Try tại file hiển thị. Trong những việc/vấn đề đã được đề cập trong ô