kimchinam

Thông thường, một người quan tâm và ra quyết định đến vấn đề hướng nghiệp, chọn trường, chọn ngành sẽ bắt đầu lúc 16 đến 18 tuổi, có bạn kéo dài đến 22 tuổi. Tiếp sau khoảng thời gian ra quyết định là thời gian học tập và rèn luyện kéo dài từ 2 đến 7 năm, sau cùng là một thời gian rất dài (hơn 37 năm) thực hiện các công việc liên quan đến những thứ đã học. HÃY NHÌN VÀO HẬU QUẢ PHẢI GÁNH CHỊU CỦA THẾ HỆ TRƯỚC ĐỂ NGHIÊM TÚC HƠN TRƯỚC KHI RA QUYẾT ĐỊNH CHO TƯƠNG LAI CỦA MÌNH.

Thông thường, một người quan tâm và ra quyết định đến vấn đề hướng nghiệp, chọn trường, chọn ngành sẽ bắt đầu lúc 16 đến 18 tuổi, có bạn kéo dài đến 22 tuổi. Tiếp sau khoảng thời gian ra quyết định là thời gian học tập và rèn luyện kéo dài từ 2 đến 7 năm, sau cùng là một thời gian rất dài (hơn 37 năm) thực hiện các công việc liên quan đến những thứ đã học. HÃY NHÌN VÀO HẬU QUẢ PHẢI GÁNH CHỊU CỦA THẾ HỆ TRƯỚC ĐỂ NGHIÊM TÚC HƠN TRƯỚC KHI RA QUYẾT ĐỊNH CHO TƯƠNG LAI CỦA MÌNH.

Tuyệt chiêu chọn trường đại học phù hợp với bản thân

Chọn trường và chọn ngành là một trong những vấn đề rất được quan tâm qua nhiều thế hệ. Làm thế nào để chọn đúng ngành, đúng trường luôn là câu hỏi được đặt ra từ những người quan tâm ấy. Theo khảo sát với từ khóa trên google: cách chọn trường đại học (có 177 triệu kết quả trong 0.39 giây ngày 8/1/2023), cách chọn trường đại học phù hợp với bản thân (có 45.4 triệu kết quả trong 0.44 giây ngày 8/1/2023) cho thấy số lượng bài viết, trang mạng có bài viết liên quan đến vấn đề này là rất nhiều. Tuy có nhiều bài viết như vậy, nhưng kimchinam24h.com phát hiện ra rằng chúng có khá nhiều điểm giống nhau, nội dung thì chung chung nên sau khi đọc, nhiều bạn chỉ có thể hiểu được cái mình sẽ làm nhưng vẫn không làm được cái mình cần làm vì thiếu những chỉ dẫn cụ thể. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết để bạn có thể hình dung ra, làm theo để xác định các thông số giúp bạn có thể chọn đúng ngành, đúng trường

1. Bản thân

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp từ bản thân bạn trong quá trình bạn lựa chọn gồm: Sở thích, năng lực cá nhân, tài chính. Cụ thể:

 - Sở thích: Gần 99% các bài viết trên mạng, lời khuyên từ người thân đều đề cập đến vấn đề sở thích của bạn là gì? tại sao lại phải bắt đầu từ sở thích của bạn khi chọn trường? nhưng không nội dung nào trả lời cho câu hỏi: bằng cách nào để xác định tương đối những gì mình thích, mình muốn? từ đó mình có thể lấy kết quả làm căn cứ đầu tiên để chọn ngành, chọn trường. Nếu bạn qua tâm, hãy bấm vào đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn làm chuyện đó.

 - Năng lực cá nhân: sau khi bạn đã biết mình thích gì? việc tiếp theo bạn cần biết chính là khả năng của mình đến đâu để có thể theo học sở thích của bạn. Cách thức phổ biến để xác định năng lực cá nhân chính là dựa vào điểm số các môn liên đến ngành học ở năm học lớp 12. Có một vấn đề, các bạn cần lưu ý: điểm số của bạn có thể là ảo do bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông nên lúc này, điểm số không phản ánh hết thực lực của bạn. Tại chương trình Tư vấn hướng nghiệp xét tuyển Cao đẳng -Trung cấp năm 2019 chủ đề “Đại học không phải con đường duy nhất”, ông Trần Anh Tuấn – Phó Viện trưởng, Giám đốc chương trình Dự báo nguồn nhân lực Viện nghiên cứu Đào tạo kinh tế quốc tế cho biết mỗi năm có khoảng 30% sinh viên bỏ đại học (ĐH) chuyển xuống học cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC). Lý do nghỉ, chuyển cấp thì nhiều nhưng thiếu hiểu biết về chính năng lực cá nhân là một trong số đó. Vậy làm cách nào để có thể xác định tương đối chính xác năng lực của bạn? Kimchinam24h.com chỉ có thể gợi ý: bạn hãy lấy đề thi đại học các môn liên quan của các năm trước năm 2005, làm và nhờ giáo viên chấm bài của các bạn (hoặc xem đáp án trên mạng). Sau nhiều lần làm và chấm, bạn sẽ xác định vị trí mình đang ở đâu.

 - Tài chính: Bạn đã biết mình thích gì? năng lực cá nhân có thể đáp ứng được hay chưa? công việc tiếp theo, bạn cần làm là xét vấn đề tài chính. Để theo học, bạn cần có tiền hoặc rất nhiều tiền. Ngoài vấn đề học phí của trường bạn theo học thì các vấn đề sau đây, bạn phải quan tâm: mức sống tại khu vực gần trường, cơ hội làm thêm gần trường, các khoản trợ cấp, học bổng, tiền học lại - thi lại/tín chỉ-môn, giáo trình, học liệu (như học nấu ăn thì phải mua nguyên liệu thực hành nấu ăn, cũng khá tốn kém đó). Có một tin vui không thể bỏ qua: không ai cần mức tài chính giống ai khi đi học sau phổ thông. Vì sao? Ông bà mình nói: "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" tức là mình cần cách dùng tiền như thế nào quan trọng không kém mình có bao nhiêu tiền. Các bạn quan tâm thì bấm vào đây để xem hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cho sinh viên nhé.

Sau khi biết được vị trí mình ở đâu, hãy chọn các cấp học (đại học, cao đẳng, trung cấp hay học ngoài chính quy) phù hợp với năng lực của mình để lựa chọn

Hỗ trợ viên

0962880789 ok.minhselamduoc@gmail.com