kimchinam

Quản lý theo khoa học (còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor– Taylorism, Luật phối hợp cổ điển - Classical Perspective) là lý thuyết quản lý dựa trên quá trình phân tích, tổng hợp các quy trình công việc nhằm nâng cao năng suất lao động (hợp lý hóa lao động). Những ý tưởng cốt lõi của lý thuyết được phát triển trong thập niên 1890 bởi Frederick Winslow Taylor. Lý thuyết của Taylor đạt đến đỉnh cao của nó trong những năm 1910; đến thập niên 1920, cho dù vẫn có ảnh hưởng rộng khắp, nhưng đã bắt đầu có...

Quản lý theo khoa học (còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor– Taylorism, Luật phối hợp cổ điển - Classical Perspective) là lý thuyết quản lý dựa trên quá trình phân tích, tổng hợp các quy trình công việc nhằm nâng cao năng suất lao động (hợp lý hóa lao động). Những ý tưởng cốt lõi của lý thuyết được phát triển trong thập niên 1890 bởi Frederick Winslow Taylor. Lý thuyết của Taylor đạt đến đỉnh cao của nó trong những năm 1910; đến thập niên 1920, cho dù vẫn có ảnh hưởng rộng khắp, nhưng đã bắt đầu có những thuyết mới và các ý kiến đối lập.

Học thuyết quản trị Cổ điển - Frederick Winslow Taylor

Frederick Winslow Taylor, sinh năm 1856, là một kỹ sư cơ khí người Mỹ. Ông được coi là người tiên phong của trào lưu Quản lý Khoa học. Taylor xây dựng lý thuyết của mình khi làm việc trong Nhà máy thép Midvale tại Philadelphia vào những năm 1880. Thành công chính của thuyết Taylor là phát hiện khoa học về cách thức thực hiện nhanh nhất đối với bất kỳ một việc cụ thể nào. Công cụ của ông là chiếc đồng hồ bấm giờ. Ông đứng sau từng công nhân trong xưởng máy Midvale; quan sát, ghi nhớ thời gian, cách thức họ thực hiện những thao tác cơ bản nhất như: tìm một thanh thép, đưa vào máy tiện, cầm dụng cụ làm việc lên… Thông qua việc tìm hiểu một số lượng lớn công nhân, bằng phương pháp nghiên cứu mô phỏng, thực nghiệm, Taylor xác định cách thức thực hiện nhanh nhất cho từng thao tác cá nhân (được tôi, Hoàng Văn Thinh gọi là nghệ thuật bấm giờ). Kết hợp các cách thức tốt nhất, bỏ đi những thao tác thừa, tính thêm thời gian giải lao và những khoảng chậm trễ không tránh khỏi, Taylor xây dựng mô hình làm việc, đảm bảo bao giờ cũng nhanh hơn nhịp độ thông thường tự nhiên của các công nhân. Trước khi rời Midvale vào năm 1890, các nghiên cứu của ông đã giúp nhà máy hoàn thành tái cơ cấu tổ chức; bao gồm: tập trung hoá công tác lập kế hoạch và cải cách, tập trung hoá công tác mua sắm và kiểm soát kiểm kê, tập trung hoá công tác duy tu, bảo trì, áp dụng công tác kế toán chi tiêu tập trung, và ứng dụng kỹ thuật làm việc theo dây chuyền đối với từng công việc.

Khoa học quản lý là nền tảng quan trọng của hiệu quả kinh tế, nó được ứng dụng trong thế kỷ 19 và 20 trong cuộc sống của con người khắc phục sự thiếu hụt, và sử dụng theo chủ nghĩa kinh nghiệm quyết định vấn đề gì xảy ra, trong phần này nói thêm về sự ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế đó là nghiên cứu chuyển động theo thời gian, và hiệu quả của sự chuyển động, Fordism, điều hành quản lý, điều hành toàn phần, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, logistíc, quản lý kinh doanh, lean manufacturing và sixsigma. Chúng quyết định nhiều tới sản xuất. Trong nhiều tác giả thuộc nhóm sống cách mình cả trăm năm, Hoàng Văn Thinh thực sự khâm phục tư duy của các cao nhân thời đó, ngay cả những doanh nghiệp thế kỉ 21 vẫn không có nhiều doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp hiện đại hơn.

Cách tiếp cận chung và sự đóng góp

Phát triển một phương thức chuẩn cho việc thực thi mỗi công việc

Chọn người lao động có khả năng thích hợp cho từng công việc cụ thể

Đào tạo đội ngũ công nhân theo phương thức chuẩn đã được phát triển trước đó

- Hỗ trợ công nhân bằng cách giúp họ quy hoạch công việc và loại bỏ những gián đoạn không cần thiết

Trả lương ưu đãi cho công nhân để tăng sản lượng.

Phương pháp sản xuất hàng loạt

Phương pháp sản xuất hàng loạt còn được gọi phương pháp sản xuất theo dây chuyền do Henry Ford ứng dụng lý thuyết của Taylor vào hệ thống dây chuyền sản xuất ôtô con của ông ta. Cho nên chủ nghĩa Taylor (thuyết Taylor) thường được đề cập cùng với chủ nghĩa Ford (hay thuyết Ford), bởi vì nó đã được liên kết chặt chẽ với phương pháp sản xuất hàng loạt trong các xưởng sản xuất. Phương thức (phương pháp) Taylor là tên riêng dành cho phương thức quản lý theo  khoa học của ông.

Taylor giới thiệu nhiều khái niệm mà không được đương thời chấp nhận rộng rãi. Ví dụ, bằng cách quan sát công nhân, ông nhận định rằng công việc lao động cần có cả thời gian giải lao, để công nhân có thể hồi phục lại sức lực sau thời gian lao động mệt mỏi. Ông kiểm chứng điều này với các công việc của nghề bốc xếp quặng: công nhân đã được đào tạo cách tận dụng thời gian còn lại sau giải lao để làm việc, và sản lượng tăng lên đáng kể.

Phương pháp sản xuất dây chuyền do Henry Ford có tính chuyên môn hóa, kết hợp với phương pháp khoa học của Taylor tạo nên bước nhảy vọt rất lớn trong sản xuất hàng loạt, giúp nền kinh tế Hoa Kỳ đột phá so với phần còn lại. Điều này giúp Hoàng Văn Thinh hiểu được tại sao, trong chiến tranh thế giời 2, nước Mỹ có thể hạ thủy tàu chiến mỗi ngày

Quan điểm của trường phái

F.W.Taylor nhìn nhận con người như một cái máy, ông cho con người là một kẻ trốn việc và thích làm việc theo kiểu người lính (học thuyết X), vì thế cần thúc họ làm việc bằng cách phân chia các công việc một cách hết sức khoa học để chuyên môn hoá các thao tác của người lao động, để họ hoạt động trong một dây chuyền và bị giám sát chặt chẽ, không thể lười biếng

Nghiên cứu của F.W.Taylor là:

- Mối liên hệ giữa người công nhân với nguyên vật liệu và máy móc

- Mối liên hệ giữa công nhân với nhau

Taylor tìm cách giảm thời gian hao phí của công nhân trên mỗi bước công việc bằng cách tối ưu hoá cách thức thực hiện công việc.

Ông đưa ra bốn nguyên lý để gia tăng hiệu quả:

- Nghiên cứu khoa học từng động tác của công nhân để thay thế cho cách làm cũ là đơn thuần dựa vào kinh nghiệm.

- Tuyển chọn công nhân một cách khoa học, đào tạo, giáo dục và giúp họ trưởng thành.

- Cộng tác với người thợ đến mức có thể tin chắc rằng công việc được làm đúng với các nguyên tắc có căn cứ khoa học đã định.

- Chủ và thợ phải cùng nhau chia sẻ công việc và chức trách. Phía chủ phải gánh vác phần việc quan trọng hơn của mình, không đẩy hết mọi việc và phần lớn chức trách về phía công nhân như trước kia.

Một ý tưởng khác của Taylor dựa trên nguyên lý về sự chuyên môn hoá. Ông cho rằng sự giám sát là nguồn gốc duy nhất của quyền lực và một quản đốc không thể đảm nhiệm toàn bộ các nhiệm vụ giám sát. Do đó, ông đề nghị mỗi quản đốc chỉ phụ trách một lĩnh vực chuyên môn nhất định - là phạm vi quyền lực của người đó. Taylor gọi đó là hệ thống giám sát theo chức năng.

Đối với công nhân, Taylor cho rằng động lực thúc đẩy họ tốt nhất là sử dụng các biện pháp khuyến khích vật chất bằng cách trả lương theo mức độ hoàn thành công việc. Theo ông những công nhân đạt một mức tiêu chuẩn sản xuất nào đó thì họ được trả mức lương như quy định. Khi công nhân sản xuất vượt mức chuẩn quy định thì phần sản phẩm vượt chỉ tiêu đó người công nhân được nhận mức lương ở tỷ lệ cao hơn.

Kết luận: Ứng dụng của phương pháp quản trị khoa học của Taylor không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà có thể ứng dụng vào tính lương 3P đang phổ biến ngày nay tại doanh nghiệp

Bài viết được tổng hợp từ hai trang https://luatminhkhue.vn/ và https://tcnn.vn/ vì mục đích truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ, không vì mục đích thương mại.

Hỗ trợ viên

0962880789 ok.minhselamduoc@gmail.com